Lịch sử Kinh_độ

Bài chi tiết: Lịch sử kinh độ

Các nhà hàng hải và các nhà thám hiểm trong phần lớn lịch sử nhân loại đã cố gắng để xác định kinh độ chính xác. Vĩ độ đã được tính toán bằng cách quan sát (với thước đo độ hay cao kế thiên thể) độ nghiêng của Mặt Trời hay của các ngôi sao trên hải đồ, nhưng với kinh độ thì không có những cách thức nghiên cứu hiển nhiên như thế. Amerigo Vespucci có lẽ là người đầu tiên đưa ra giải pháp, sau khi dành một nghị lực và khoảng thời gian lớn để nghiên cứu vấn đề trong thời giam tạm lưu lại ở Tân thế giới.

"Đối với kinh độ, tôi công bố rằng tôi đã thấy quá nhiều khó khăn trong việc xác định nó và tôi đã phải rất cố gắng để biết chắc chắn khoảng cách theo hướng đông-tây mà tôi đã vượt qua. Kết quả cuối cùng đối với công sức của tôi là tôi nhận thấy không có gì tốt hơn là chờ đợi và thực hiện quan sát giao hội của một hành tinh với một hành tinh khác vào ban đêm, và đặc biệt là giao hội của Mặt Trăng với các hành tinh khác, do Mặt Trăng là nhanh hơn trong hành trình của nó so với các hành tinh khác. Tôi đã so sánh các quan sát của tôi với [niên lịch]. Sau khi tôi đã thực hiện các thực nghiệm trong nhiều đêm, một đêm, ngày hai mươi ba tháng 8 năm 1499, đã có giao hội của Mặt Trăng với Sao Hỏa, mà theo niên lịch đã diễn ra vào nửa đêm hoặc nửa giờ trước đó. Tôi phát hiện ra rằng...vào lúc nửa đêm thì vị trí của Sao Hỏa là khoảng ba độ rưỡi về phía đông." [1]

Bằng cách so sánh các vị trí tương đối của Mặt Trăng và Sao Hỏa với các vị trí đã dự đoán trước của chúng, Vespucci đã có thể suy luận một cách thô thiển kinh độ của ông. Nhưng phương pháp này có một vài hạn chế: Thứ nhất, nó đòi hỏi sự diễn ra của một sự kiện thiên văn cụ thể (trong trường hợp này, Sao Hỏa vượt qua cùng một xích kinh như Mặt Trăng), và người quan sát cần thiết phải dự liệu sự kiện này thông qua niên lịch thiên văn. Người này cũng cần phải biết thời gian chính xác, là điều khó khăn để có thể biết chắc chắn tại các vùng đất lạ. Cuối cùng, nó đòi hỏi nền tảng quan sát ổn định, trong khi việc thực hiện kỹ thuật này trên boong tàu tròng trành khi ở trên biển là không khả thi.

Không giống như vĩ độ, có xích đạo như là vị trí khởi đầu tự nhiên, ở đây không có vị trí khởi đầu tự nhiên cho kinh độ. Vì thế, một kinh tuyến tham chiếu cần được chọn ra. Trong khi các nhà lập bản đồ người Anh đã từ lâu sử dụng kinh tuyến Greenwich tại London thì các tham chiếu khác cũng từng được sử dụng tại những nơi khác, bao gồm: El Hierro, Roma, Copenhagen, Jerusalem, Sankt Peterburg, Pisa, Paris, Philadelphia, Washington. Năm 1884, Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế đã phê chuẩn kinh tuyến Greenwich như là kinh tuyến gốc thế giới hay điểm 0 của kinh độ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_độ http://www.mobilgistix.com/Resources/GIS/Locations... http://www.tageo.com/ http://www.colorado.edu/geography/gcraft/notes/dat... http://www.cfa.harvard.edu/image_archive/2007/31/l... http://jan.ucc.nau.edu/~cvm/latlon_find_location.h... http://pubs.er.usgs.gov/usgspubs/pp/pp1395 http://myweb.polyu.edu.hk/~04329143d/Location.htm http://www.esa.int/SPECIALS/Mars_Express/SEM0VQV4Q... http://earth-info.nga.mil/GandG/publications/tr835... http://www.nga.mil/MSISiteContent/StaticFiles/Calc...